Thuyết Minh Về Quê Ngoại Bác Hồ

Thuyết Minh Về Quê Ngoại Bác Hồ

Kính thưa quý đoàn! Hiện tại thì xe của đoàn ta đang về với tỉnh Nghệ An.  Về đây đoàn chúng ta chắc hẳn ai cũng 1 lần được nghe,

Câu ca: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

Thay lời muốn nói tới vùng đất địa linh, nhân kiệt với Núi Hồng, Sông Lam của dải đất miền Trung đầy nắng và gió.

Nghệ An mang trong mình những khó khăn, của thời tiết khí hậu, song cũng vì thế mà tạo nên vẻ đẹp của những con người cần cù, chịu thương, chịu khó, với truyền thống hiếu học,

Từ ngàn năm nay, Nam Đàn là vùng đất đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, nhiều nhà văn, nhà khoa học, nhiều chiến sĩ yêu nước. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, ở thời nào người dân Nam Đàn cũng sống rất vẻ vang, mà đặc biệt là vào những lúc tổ quốc lâm nguy, trăm nhà điêu đứng, thì xứ sở này lại xuất hiện những bậc anh hùng, hào kiệt đứng ra cứu dân giúp nước như: Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Chủ tịch HCM ,… cũng chính vì vậy mà từ xưa, vùng đất này có tiếng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”.

Và khi nói tới Nam Đàn thì không thể không nhắc tới Kim Liên mảnh đất nằm ở trung tâm huyện Nam Đàn. Những chặng đường lịch sử mà Nam Đàn trải qua, Kim Liên đều góp mặt một cách xứng đáng. Mảnh đất ấy đã sinh ra cho dân tộc Việt Nam một vĩ nhân kiệt xuất, được người đời tôn vinh.  Vị lãnh tụ mà trong tiềm thức mỗi người con đất Việt đều không bao giờ quên, đó là chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về Nam Đàn, đòa chúng ta không thể, không về thăm cụm di tích lịch sử Quốc Gia đặc biệt quê Bác. khu di tích Kim Liên, nơi tuổi thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện lại qua các di tích, lưu niệm về người .

Sau lũy tre xanh của làng Chùa là QNgoại của Bác. và Làng Sen – Quê Nội của Bác, Nơi đây vẫn còn nguyên nếp nhà tranh giản dị, những kỉ vật thân thương nhuộm màu thời gian, hơn một nửa thế kỉ đã đi vào lịch sử của nhân loại và trở thành một tài sản vô giá của dân tộc. Tất cả những di sản ấy, phần nào nói lên cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một lát nữa cả đoàn sẽ vào thăm nhà của Bác, đoàn mình sẽ hình dung ra được nhà ngoại Bác, là một nhà nho giàu có, cụ ông Hoàng Đường có nghề dạy học, có tấm lòng thương người, còn bà ngoại ( Nguyễn Thị Nhụy “kép”) của bác có nghề làm ruộng, có thêm nghề trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải.

Ông bà, ngoại Bác sinh được 2 người con, Người gái đầu lòng của ông bà là cô Hoàng Thị Loan sinh năm 1868 mẹ bác. đến 9 năm sau với xin cô con gái thứ hai đó là Hoàng Thị An là gì của Bác.

Nhiều du khách về đây thường băn khoăn hỏi, tại sao quê nội bác tại làng sen cách quê ngoại có 2km nhưng bác của chúng ta lại cất tiếng khóc chào đời tại Quê mẹ.

Như chúng ta cũng đã biết, cuộc đời của Nguyễn Sinh Sắc lên 3 tuổi đã mồ côi cha lên 4 tuổi ông mồ côi mẹ. Thân sinh bác về ở với người anh, cũng cha nhưng khác mẹ, tên là Nguyễn Sinh Thuyết, nhưng anh rất nghèo không có đủ điều kiện nuôi em đến trường.

Ngày tết Mậu Dần (1878), khi hầu hết trẻ con trong làng đang mải mê với các trò chơi, Cụ Đường lại thấy chú bé ấy chăm chú đọc sách trên lưng trâu, cảnh tượng ấy đã tạo dấu ấn đặc biệt đối với cụ. Hỏi tên tuổi và hoàn cảnh thì biết được cậu bé là Nguyễn Sinh Sắc, là cậu bé thông minh,

ham học nhưng do điều kiện, hoàn cảnh gia đình nên không được đến trường.

Vốn là người giàu lòng nhân ái, thương cảm cảnh ngộ đó, cụ Hoàng Đường đã bàn với vợ xin đón cậu bé về nhà mình nuôi ăn học. Nguyễn Sinh Sắc được sống trong tình thương yêu và sự dạy dỗ của gia đình cụ Hoàng Đường. Đây chính là bước ngoặt trong cuộc đời của Nguyễn Sinh Sắc. Nhờ sự chăm sóc, dạy dỗ của cụ Hoàng Xuân Đường, cậu bé Nguyễn Sinh Sắc học tập tiến bộ rất nhanh, càng ngày càng bộc lộ rõ thiên tư, hứa hẹn một tương lai tươi sáng trên con đường cử nghiệp.

Trước hoàn cảnh đó ông, bà ngoại của bác đã  về Làng Sen, xin Bé Sắc về nuôi và cụ đã trực tiếp dạy cho học trò của mình.

tuy mồ côi cha mẹ nhưng anh Sắc lại thông minh hiếu học, về đây có một thời gian thôi mà cụ đã không còn chữ để dạy cho con của mình, cho nên ông đã gửi con của mình cho một thầy giáo khác.

Khi trở về cậu bé Sắc đã trở thành một chàng thanh niên, có đức, có tài, mến về đức, trọng về tài. Vượt qua cả lễ giáo phong kiến là môn đăng hộ đối, ông bà ngoại của Bác Hồ  quyết định chọn trò làm con rể của mình, năm 1881 năm đó mẹ của Bác mới 13 tuổi ông bà đã làm lễ hứa hôn cho con gái của mình, hai năm sau trong ngôi nhà của ngoại, lễ cưới của bố mẹ Bác được tổ chức và năm đó mẹ của Bác mời có 15 tuổi và khi đó bố của Bác là 21 tuổi.

Như vậy đoàn chúng ta hiểu thêm được rằng, hạnh phúc của bố mẹ Bác có được là nhờ công lao to lớn của ông bà ngoại.

Nhưng phong tục của người xứ Nghệ xưa, con gái đã lấy chồng, thì không được ở chung cùng với Bố Mẹ. mà về Làng Sen thì trước đây bố Bác là trẻ mồ côi, nên ông không có nhà. Thương con thương dể, không có nhà, không có đất, ông bà ngoại của bác đã cắt lấy 1 sào 3 thước. Cắt cây trong vườn dựng nhà phía tây cho bố mẹ Bác.

Ngội nhà được dựng năm 1883. Đoàn chúng ta vào thăm thì thầy rằng. Gian nhà thứ nhất đó là nơi tiếp khách và là nơi học tập của bố bác và 2  gian trong là nơi nghỉ và là nơi sinh hoạt chung gia đình. Hè và là nơi sinh hoạt hàng ngày

Cố nhà thơ Tố Hữu khi về thăm ngôi nhà nhỏ phía Tây đã từng xúc động viết rằng

Ba gian nhà trống ngồi đưa võng

Một chiếc giường con chiếu mỏng manh

 Và trên chiếc giương đơn sơ làm bằng gỗ xoan, chải bằng chiếu mộc, bà Hoàng Thị Loan đã sinh cho dân tộc Việt Nam ta 3 người con ưu tú và yêu nước.

Cô Nguyễn Thị Thanh sinh năm(1884) chị gái của bác

anh Nguyễn Sinh Khiêm sinh năm (1888)là anh trai của bác

vào ngày 19/5/1890 Bác Hồ là người con thứ ba hồi nhỏ bác được đặt tên là Nguyễn Sinh Cung.

Mẹ là người đảm nhận kinh tế trong gia đình, chủ yêu làm ruộng, ngoài ra còn làm thêm nghề rệt vải, Bà Hoàng thị Loan là người rất thương chồng, thương con, chịu thương, chịu khó, đức tính đó đã được, Bà con làng xóm cũng chứng kiến và kể cho nhau nghe rằng, cảnh tượng rất là quen thuộc hàng ngày, ban đêm trong canh khuya, canh sáng, mà vẫn thấy trong lớp nhà tranh đơn sơ và giản dị, nhà ngoài anh Sắc vẫn dùi mài kinh sử, bên trong vẫn còn tiếng thoi của chị Loan, Hai vợ chồng cùng học cùng làm cùng động viên nhau,  chị em cùng cảnh nó hỏi mẹ, tại sao Mẹ thức khuya như vậy, Mẹ nói rằng,  thức cho chồng có bạn mong có kết quả tốt.

Để giúp con ngủ và xua đi cái nóng, của thời tiết xứ Nghệ, mẹ Bác cũng thường đặt con vào cánh võng, bà đã ru con bằng những làn điệu dân ca quen thuộc của người dân xứ Nghệ,

à ơi, con ơi mẹ dặn câu này

chăm lo đèn sách cho tay áo cơm,

làm người đói sạch rách thơm

công danh phụ nhẹ nước non phải đền

 Lời ru của mẹ đã đi theo suốt cả cuộc đời Bác

Chúng ta còn nhớ rằng, bác có một thời gian hoạt động yêu nước ở Thái Lan, trong đêm khuya nghe tiếng chị Việt kiều hát ru, nhớ mẹ, nhớ quê không sao ngủ được, sáng ra bác xúc động kể lại rằng.

Xa nhà trước mấy mươi niên

đêm qua nghe tiếng mẹ Hiền ru con

và trước lúc đi xa bác muốn nghe một làn điệu dân ca, một câu hò xứ Nghệ.

Bác nhớ Mẹ, nhớ quê hương rất nhiều, nhưng bác của chúng ta cũng chỉ gắn bó với Quê Ngoại có 5 năm thôi.

Khi Bác lên 5 tuổi thì bác tạm biệt quê hương của mình theo tra, Mẹ vào Huế.

Mẹ bác Thương Chồng, cùng đưa 2 người con của mình là  Bác với anh Khiêm vào Huế, để động viên chồng, giúp chồng ăn học.

Ngày gia đình bác lên đường đi Huế, thì ông ngoại lại không còn nữa dì An em mẹ đã đi lấy chồng. Mẹ Bác đã phải chia tay đã gửi cô con gái của mình Nguyễn Thị Thanh mới 11 tuổi ở lại quê với ngoại, để cho bà cháu sớm tối bên nhau.

Con đường từ đây vào Huế quanh co, hiểm trở, dài 400km nhưng gia đình nghèo, không có tiền thuê xe ngựa nên gia đình đã quyết định đi bộ, ngày đi đêm nghỉ.

Bác mới lên 5 tuổi không đi bộ được, lúc thì tra lỗ dành cõng trên lưng, nhưng chủ yếu mẹ đặt và một đầu quang gánh, còn một bên là toàn bộ tài sản của gia đình, chân của mẹ được đi bằng đôi dép mo cau.   Mẹ đi như vậy trong nắng, trong mưa, một tháng mới vào tới Huế.

Mẹ Bác cũng không ngờ, đây là lần ra đi vĩnh viễn, không có ngày trở về nữa,

Vào năng 1901 ở Huế Mẹ Bác sinh thêm một người con nữa là một người con trai cậu bé tên Nguyễn Sinh xin em trai Bác

Sinh con trong cảnh ngộ nhà nghèo, xa quê, không có ai nương tựa mẹ của Bác lấy chính cảnh ngộ này đặt tên cho người con thứ tư của mình là Nguyễn Sinh xin, mẹ sinh con mà chỉ có mình bác ở bên mẹ thôi.

sinh con chưa lâu chỉ được có mấy ngày thôi lại phải chở dậy để lao động, ngồi trước khung cửi. Vì lao động quá sức nên bà mắc căn bệnh hiểm nghèo cho tới trưa 22 tháng chạp Năm Canh Tý, tức ngày mùng 10 tháng 2 năm 1901 bà Hoàng Thị Loan đã trút hơi thở cuối cùng, khi chỉ còn có hơn 1 tuần lễ nữa thôi là cả nước bước sang một năm mới, các gia đinh được sum họp đón mừng năm mới. Như gia đình bác lại phải chịu cảnh chia ly.

Thương cảnh chia ly đó, người dân lao động đã đưa bà Hoàng Thị Loan lên dẫy núi Tam Tầng gần bờ sông Hương để an táng, theo sau thi hài mẹ chỉ có 2 người con nhỏ là Bác mới có 11 tuổi thôi, cùng với người em chưa đầy 2 tháng tuổi Nguyễn Sinh Xin ngào khóc đi sau linh cữu của mẹ.

Em của bác cậu Xin cũng vì hoàn cảnh nghèo khó, không có sữa nên đã mất khi chưa đầy 2 tháng tuổi.

Bố và anh trai lúc bấy giờ đi coi thi ở Thanh Hóa, trở về quê thăm nhà mới nghe tin vợ không còn, ông mới lặn lội chở vào Huế. Nhưng một mình Ông không sống nổi càng gà trống nuôi con. Ông đưa các con mình rời Huế để trở về Quê Ngoại. Ngày ra đi nhà bác vui bao nhiêu trong cảnh đầm ấm vì có mẹ thì ngày về buồn tủi bấy nhiêu.

Bác Hồ của chúng ta mới 11 tuổi mà đã phải tự mình đi bộ từ Huế về quê, Bác đi cho nỗi đau mất em.

Khi về tới quê Ngoại được Bà và Chị chăm sóc, nhưng về đây chỉ có được ba tháng nữa thôi kỳ thi hội lại tới, để trọn tình, trọn nghĩa với người vợ đã mất. ông Nguyễn Sinh Sắc gửi con cho ngoại một mình đã trở vào Huế, để dự kì thi hội lần thứ 3 trong đời,

Vượt lên nỗi đau mất vợ, mất Con. Thân Sinh Bác đã quyết tâm đi thi, ông đã đỗ được học vị phó bảng, ông được vinh quy bái tổ tại quê nhà.

Theo phong tục ngày trước, đỗ cao không được ở quê vợ, cả gia đình Bác đã Rời Hoàng Trù để về làng Sen, bác ở làng sen có 5 năm thôi, 16 tuổi tuổi theo cha vào Huế lần 2.  Từ đây bác đã ra đi tìm đường cứu nước.

Cho tới khi làm Chủ tịch nước thì bác có về thăm mảnh đất này Hoàng Trù quê ngoại có 1 lần duy nhất, đó là vào buổi sáng ngày mùng 9 tháng 12 năm 1961, khi về bác đã là cụ già 71 tuổi rồi, bước chân vào ngôi nhà nhỏ này trong niềm xúc động của người con xa nhà đã hơn 50 năm, khi về thăm Bác đứng lặng một hồi lâu trước cánh võng mà mẹ đã ru 2anh em bác lớn lên.

Xa quê hơn một nửa thế kỷ, bao nhiêu việc phải nghĩ, phải làm cho dân cho nước Bác của chúng ta vẫn còn nhớ, nhớ về quê hương, nhớ những lời ru, nhớ những sự việc nhỏ bé, tất cả những điều đó đã thể hiện tính cách của bác là người trọng tình trọng nghĩa và hi sinh tất cả cho dân, cho nước, để cho chúng ta có quộc sống tươi đẹp như ngày hôm nay.

Khi gặp lại một người bạn hồi nhỏ tên bạn Bác là Nguyễn Thuyên Đặt tay lên vai bạn Bác phải bác có nói ông bạn già ông còn nhớ tôi không? biết sẽ câu cá ngày trước vẫn còn đây cụ Nguyễn Thuyên Không ngờ một vết sẹo nhỏ thôi khi đi câu với nhau không may lưỡi câu của mắc vào tay trái của bác nên là tay trái của bác có một vết sẹo nhỏ.

Tới với Nghệ an còn có rất nhiều di tích lịch sử như:

Di tích đầu tiên có thể kể tới – Nối đôi bờ sông Lam hiền hòa là cây cầu Bến Thủy huyền thoại với khu di tích lịch sử Bến Thủy đánh dấu sự mở đầu phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Hiện nay còn lưu giữ nhiều di tích như cồn khô, tượng đài Liên minh công nông tại ngã ba Bến Thủy.

Di tích thứ 2 – Trên đường vào Nam ra Bắc, qua Cầu Bến Thủy, nhìn về phía Tây, có một dãy núi nhỏ, đó là núi Quyết ngút ngàn thông reo. Nơi đây vào ngày 1/10/1788 Hoàng đế Quang Trung đã chọn để xây dựng kế đô. Nhân dịp kỉ niệm 220 năm Phượng Hoàng Trung Đô đền thờ vua Quang Trung đã được khởi công xây dựng. Tại đây còn có bút tích của chủ tịch HCM ca ngợi công lao của vị vua Quang Trung, năm xưa đã chỉ đạo đội quân hùng mạnh vượt núi, băng rừng, thần tốc tiến vào Thăng Long đánh thắng quân Thanh xâm lược.

Một địa điểm DL tâm linh tại Nghệ An đã rất quen thuộc với người dân nơi đây và DK là cụm di tích tưởng niệm vua Mai Hắc Đế – vị anh hùng có công đánh đuổi giặc Đường, lập nên nhà nước Vạn An độc lập ở thế kỉ 8. Một ngôi đền đã được lập tại đúng vùng đất ông đã lập căn cứ địa nghĩa quân.

Một di tích quốc gia quan trọng đó là quần thể di tích Quê Bác.

  • Điểm đầu tiên mà đoàn chúng ta tới thăm ngày hôm nay là Làng sen.

Xin giới thiệu về tên gọi Làng Sen

Kim Liên thời Trần là trại Sen, sau đổi là làng Sen. Ở đây đã từng có những đồng Sen Cạn, đồng Sen Sâu, chợ Sen, ao Sen, cồn Sen. khi hè đến là sen mọc tươi tốt “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” tỏa hương thơm ngào ngạt, tô điểm cho cảnh trí thiên nhiên của Kim Liên. Tên Sen của làng từ đó mà ra.

“Chiều chiều ra đứng cồn sen Bạch Liên trắng bạch, hông lên đỏ hồng”

Làng Kim Liên có từ bao giờ không ai nhớ nữa. Ở đây có rất nhiều dòng họ khác nhau nhưng tới Họ Nguyễn Sinh của Bác Hồ chúng ta cho đến nay là 15 thế hệ, từ ông Nguyễn Bá Phổ ở Hưng Yên, đem vợ con về đây sinh sống, đến đời thứ tư thì đổi tên là Nguyễn Sinh.

Hôm nay trong chuyến đi về nguồn đoàn chún ta sẽ về thăm với.

Tài liệu tham khảo.

https://bacbaphi.com.vn/la-ai/cuoc-doi-ong-ba-noi-ong-ba-ngoai-cua-bac-ho/

Cụm di tích Hoàng Trù:

thuyết minh về quyê nội bác hồ

Bài viết liên quan

Welcome!

This is popup preview that you can fill with any content you want.

The plugin include some shortcodes, you can read more about them at the bottom of this page. The main 3 sections to configure the popup are:

Appearance: Where you edit the look and feel of the popup.
Display Rules: Here you choose on which page to display the popup (Set to all by default)
Display options: Some important settings about the plugin, being the more important trigger action.

[contact-form-7 id=”267″ title=”Form đặt tour”]

[contact-form-7 id=”266″ title=”Form đặt khách sạn”]